Gia tài đồ sộ người Việt Nam giàu nhất thế kỷ 20

Google News

Trong An Nam tứ đại phú những năm đầu thế kỷ 20, ở vị trí thứ 4 chỉ có duy nhất Bạch Thái Bưởi là người miền Bắc. Vươn lên từ nghèo khó, Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là “ông vua tàu thủy”.

Từ cậu bé bán hàng rong đến một trong tứ đại gia nổi tiếng
Bạch Thái Bưởi (1874 - 1932) sinh trong một gia đình nông dân nghèo tại làng An Phúc (Hà Đông). Cha mất sớm nên ông phải giúp mẹ mưu sinh bằng nghề bán hàng rong.
Sau đó, một người nhà giàu họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ăn học, ông mới đổi từ họ Đỗ sang họ Bạch. Đang học quốc ngữ và tiếng Pháp, ông bỏ học đi làm ký lục cho một hãng buôn của người Pháp ở phố Tràng Tiền, Hà Nội.
Năm 1894, ông chuyển sang làm cho một xưởng thuộc hãng thầu công chính. Tại đây, lần đầu tiên ông được tiếp xúc, thu nhận những hiểu biết về máy móc, cách tổ chức, quản lý sản xuất. Năm 1895, ông được Phủ Thống sứ Bắc Kỳ chọn làm người giới thiệu những sản phẩm của Việt Nam tại Hội chợ Bordeaux, nơi ông đã được tiếp xúc trực tiếp với xã hội phương Tây.
Về nước, bằng kiến thức và kinh nghiệm thu được trong thời gian ở Pháp, ông xin làm giám đốc công trình cầu Long Biên. Phát hiện thấy người Pháp đang cần gỗ xây dựng đường sắt, Bạch Thái Bưởi hùn vốn với một người Pháp làm đại lý cung cấp tà vẹt gỗ cho Sở Hỏa xa Đông Dương. Sau đó, ông mở một hiệu cầm đồ ở Nam Định, thầu thuế ở các chợ tại Vinh (Nghệ An)....
Năm 1909, ông quyết tâm đầu tư vào lĩnh vực mới: vận tải đường sông. Từ đó sự nghiệp kinh doanh của ông lên như diều gặp gió, trở thành "Vua sông biển Đông Dương".
Gia tai do so nguoi Viet Nam giau nhat the ky 20
 Doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Ảnh: Internet
Trong vòng 10 năm (1909 -1919), Công ty Bạch Thái Bưởi đã có tới 30 chiếc tàu lớn nhỏ cùng nhiều sà lan chạy hầu hết tuyến sông miền Bắc, vươn ra các vùng lãnh thổ và các nước xung quanh như Hong Kong, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Trung Quốc… Ông dần trở thành một trong tứ đại gia nổi tiếng lúc bấy giờ.
Bản di chúc dài 30 trang
Khối tài sản của doanh nhân Bạch Thái Bưởi phải kê trong bản di chúc dài 30 trang mới hết. Bản di chúc này được viết bằng tiếng Pháp, lập trước ngày ông mất khoảng 3 tháng.
Theo chắt nọi của ông là bà Bạch Quế Hương, cụ để lại cho con cháu tất cả bằng ngân phiếu và bất động sản, không có vàng. Có người nhận được hàng chục ngàn đô la... Bất động sản của ông trải dài ở Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí - Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An). Ngoài ra còn có nhiều tàu, hầm mỏ, công ty in ấn,...
Trong bản di chúc, vị doanh nhân tin tưởng giao trọn sự nghiệp kinh doanh cho con trai Bạch Thái Tòng.
Sau khi Bạch Thái Bưởi qua đời, gia đình làm mặt nạ thạch cao nhằm lưu giữ gương mặt của ông. Thời bấy giờ, chỉ có giới nhà giàu mới có điều kiện làm mặt nạ thạch cao.
Gia tai do so nguoi Viet Nam giau nhat the ky 20-Hinh-2
 

Gia tai do so nguoi Viet Nam giau nhat the ky 20-Hinh-3
 Phần mộ doanh nhân Bạch Thái Bưởi trước và sau khi sửa sang. Ảnh: Internet
Những người già quen biết gia đình bà Quế Hương ở Hải Phòng kể rằng đám tang của vị đại gia họ Bạch lớn nhất thời bấy giờ. Người đưa tang kéo dài hàng km, trong đó có cả người lao động nghèo khó từng được doanh nhân Bạch Thái Bưởi giúp đỡ.
Doanh nhân Bạch Thái Bưởi được mai táng ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh). Mộ của ông nằm trên một quả đồi của gia đình. Đặc biệt, để đưa quan tài từ dưới lên đỉnh đổi, gia đình ông phải làm đường ray và dùng tời để chuyển quan tài lên.
Năm 2013, mộ doanh nhân Bạch Thái Bưởi được con cháu đưa về quê ở Hà Đông.
Hoàng Minh (tổng hợp)

>> xem thêm

Bình luận(0)